Tóm tắt sách Tâm lý thị trường chứng khoán

Tóm tắt sách Tâm lý thị trường chứng khoán. Cuốn sách này Giúp bạn đọc hiểu rõ hơn yếu tố Tâm lý đang từng ngày từng giờ ảnh hưởng tới thị trường như thế nào?
-“Làm thế nào để kiểm soát được cảm giác sợ hãi cùng tâm lý hoài nghi và dự đoán được xu thế tăng giảm của thị trường?”
– Tâm lý thị trường chứng khoán cũng giúp người đọc thay đổi một số cách nhìn truyền thống về tâm lý đám đông trên thị trường.

>>>Xem thêm: Các bài viết khác về tiết kiệm đầu tư

Sách rất hay, thể hiện sự tâm huyết của người viết và ban biên tập – Dịch sách. Mọi người hãy mua sách bản quyền để trả công xứng đáng cho những cống hiến này.

Các phần tóm tắt chỉ là để nắm bắt nhanh và gọn. Chứ không phải nội dung đầy đủ nhất.

Sở hữu quyển sách bản quyền sẽ giúp bạn có thể có đủ nội dung và hiểu toàn vẹn nhất.

Cảm ơn các bạn!

Nội dung chính:

1. Vòng quay đầu cơ

– Những biến động giá cả không đáng kể xảy ra ở những cổ phiếu có tính đầu cơ cao phần lớn đều là do vấn đề tâm lý. Chúng là kết quả của rất nhiều cách phản ứng khác nhau của đám đông, hay nói chính xác hơn là thái độ của những người đang tham gia thị trường tại thời điểm đó.

– Những biến động giá cả như vậy thường bắt nguồn từ những yếu tố kinh tế cơ bản hoặc cũng có thể không hoàn toàn như vậy,…

+ chính sách trả cổ tức

+ sự biến động trong khả năng sinh lời

– Thông thường những biến động lớn trên thị trường trong vòng một vài tháng hay thậm chí một vài năm là kết quả của những thay đổi trong khía cạnh tài chính, nhưng những biến động nhỏ và ngắn hạn hơn thường là kết quả của những thay đổi trong suy nghĩ của đám đông các hà đầu tư và kinh doanh, thứ có thể có hoặc không trùng khớp với những thay đổi trong các yếu tố cơ bản của nền kinh tế.

2. Suy luận ngược và những hệ lụy

– Tìm và biết đâu là đỉnh – đâu là đáy

– Nhìn chung, báo chí chỉ phản ánh suy nghĩ của đám đông

– Sự biến động vô lý của giá cả xuất phát từ những suy luận ngược và kỳ cục của chính những người đầu tư, nhưng nó thường được quy kết là âm mưu nhằm thao túng thị trường

– Một nhà đầu tư càng ít biết về thực trạng của nền tài chính bao nhiêu thì những suy luận của anh ta trong trường hợp như thế lại càng dễ sai lầm bấy nhiêu.

– Hãy tránh suy luận ngược nhằm cố biện hộ cho trạng thái của chính mình.

– Sau một đợt tăng điểm kéo dài, đừng cố dùng suy luận ngược để thuyết phục bản thân rằng giá sẽ còn lên cao nữa; tương tự, sau một đợt xuống giá mạnh, đừng để những suy diễn bi quan trở nên quá phức tạp. Hãy tỏ ra nghi ngờ tin tốt khi giá cả đã lên cao và tin xấu khi giá cả đã xuống thấp.

3. “Họ”

– Nhiều người trong chúng ta, thậm chí là những chuyên gia với khối kiến thức uyên bắc tin rằng toàn bộ diễn biến của thị trường chứng khoán đều nằm dưới sự kiểm soát của một cá nhân nào đó, theo cách này hay cách khác, là đại diện theo cách này hay cách khác của những liên minh lợi ích to lớn.

Và đó là một lý thuyết để chúng ta đơn giản hóa việc đầu tư chứng khoán tới mức tuyệt đối như một công thức toán học, nhưng tiếc thay đó thường là sai lầm của nhiều quyết định kinh doanh chứng khoán.

– Khái niệm “họ” có chút cơ sở thực tế nếu được hiểu theo 3 nghĩa:

1. “họ” có thể và thường được hiểu là những nhà kinh doanh trên sàn tại Sở giao dịch chứng khoán. Lập nhóm nhằm kiểm soát một cổ phiếu nào đó hay những cá nhân đang thao túng thị trường.

2. “họ” được nhiều người nghĩ là liên minh các nhà tư bản đầy quyền lực, những người có thể cùng lúc tiến hành những chiến dịch có quy mô lớn trên các thị trường chứng khoán chủ chốt trên toàn thế giới.

Có thể nói rằng một liên minh bền vững và cố định như thế chắc chắn không tồn tại, mặc dù hoàn toàn không dễ dàng để chứng minh điều này.

3. “họ” có thẻ được hiểu một cách đơn giản là các nhà đầu cơ và đầu tư nói chung – một tập hợp hỗn tạp rất nhiều cá nhân thuộc nhiều thành phần khác nhau, rải rác khắp nơi trên toàn thế giới, trong đó mỗi người đều đóng góp một phần rất nhỏ bé của mình vào những cơn biến động giá cả trên thị trường chứng khoán.

Tóm lại, sau khi đã quan sát và nghiên cứu, bạn sẽ có được một định nghĩa rõ ràng về “họ” và chắc chắn sẽ có được điều đó, nếu hành động dựa trên thực tế thị trường.

4. Nhầm lẫn giữa hiện tại và tương lai – dự báo

– Nhiều người trong chúng ta ra quyết định đầu cơ dựa vào những sự kiện đã xảy ra.

– Nếu tác động của một sự kiện nào đó không thể khiến người ta cảm nhận được nó trước khi nó xảy ra thì sau khi nó xảy ra chắc chắn người ta cũng phải cảm thấy nó.

– Chúng ta cần nhớ rằng tiền mới là thứ quyết định chứ không phải là số lượng người bán hay mua.

– Cần phải phân tích những đánh giáh từng trường hợp cụ thể. Việc so sánh chúng với các sự kiện đã diễn ra trong lịch sử đều dẫn đến những sai lầm.

>>> Xem thêm: Danh sách các quyển sách khác

5. Nhầm lẫn giữa cái riêng và cái chung

– Phần lớn chúng ta đều hướng cách nhìn nhân của mình theo những quyền lợi ích kỷ của bản thân.

– Thị trường rất nghiệt ngã, nó sẽ không bao giờ bị sự ngụy biện của chúng ta làm lung lay. Điều duy nhất chúng ta có thể làm đó là khiến những lợi ích của chúng ta phù hợp với tình hình mà thôi.

–  Nếu thị trường đi xuống, anh ta cần bán ra, bất kể đang có lãi hay là thua lỗ, bất kể đã mua vào cả năm hay chỉ vừa mới hai phút trước.

– Một trong những khó khăn cơ bản mà một chuyên gia phải vượt qua là làm sao ngăn trí tưởng tượng phong phú của bản thân khiến anh ta tìm thấy những gì mình đang tìm kiếm chỉ bởi vì anh ta đang tìm kiếm chúng.

– Có một điều sẽ vẫn luôn luôn đúng đó là thời điểm thị trường có vẻ sung sức nhất cũng là lúc nó gần đạt đỉnh nhất, và thời điểm khi giá dường như bắt đầu rơi tự do là lúc nó gần đáy nhất. Bởi vậy, phương pháp thực tế nhất một nhà đầu tư có thể dùng để áp dụng nguyen tắc này là sẵn sàng bán ra khi niềm tin về xu hướng đi lên của thị trường đã lan rộng khắp nơi, và mua vào khi công chúng đang ở trạng thái bi quan nhất.

6. Khủng hoảng và bùng nổ

– Cả hai hiện tượng khủng hoảng và bùng nổ trên thị trường rõ ràng đều là những hiện tượng mang tính tâm lý. Điều đó không có nghĩa là những yếu tố cơ bản tại những thời điểm đó không đủ để khiến giá cả tăng hay giảm mạnh.

– Nguyên nhân chính khiến một nhà đầu tư phải gánh thua lỗ nghiêm trọng tại những thời điểm đi xuống của thị trường chính là việc anh ta không giữ đủ tỷ lệ vốn có tính thanh khoản cao.

– Chính sự dư thừa nguồn cung vốn là điều sẽ khiến thị trường bắt đầu đi lên sau khi khủng hoảng kết thúc.

– Cạn kiệt vốn cũng chính là điều khiến xu hướng đi lên của thị trường chấm dứt. Sự cạn kiệt này có thể được nhận thấy nhờ lãi suất vay đầu tư ngắn hạn tăng, số dư tiền gửi so với tổng nợ vay tại các ngân hàng , lãi suất chiết khấu các giấy tờ có giá thương mại và phi thương mại cũng tăng dần.

7. Tâm lý những người đặt lệnh theo tỷ lệ

– Các quan sát viên của thị trường chứng khoán có lẽ sẽ sớm nhận ra rằng nhìn chung có hai kiểu tâm lý cơ bản sẽ ảnh hưởng tới giá thị trường. Ta có thể tạm gọi chúng ta là “bốc đồng” và “lạnh lùng”.

– Thực tế, thị trường sẽ vẫn còn đứng ở mức đỉnh đó chừng nào lượng cổ phiếu mà công chúng muốn mua vào vẫn còn lớn hơn lượng bán ra.

– Đôi khi hiện tượng này còn được gọi là “phân phối”. Một giai đoạn tương tự được gọi là “tích lũy” cũng thường xảy ra sau khi một giai đoạn giảm giá của thị trường đã hoàn toàn biến mất nhưng xu hướng đi lên thì vẫn chưa xuất hiện.

8. Tâm lý nhà đầu tư cá nhân

– Phần lớn những diễn biến lệch lạc trên các thị trường đầu cơ đều bị quy kết là những âm mưu thao túng thị trường, song thực tế đó lại là kết quả của những diễn biến tâm lý bất thường diễn ra trên các thị trường ấy.

– Người kinh doanh chứng khoán thường chỉ dựa trên những tác động mà họ tin là thực tế hoặc các tin đồn có thể gây ra đối với suy luận của những người khác.

– Hãy dành hết tâm trí vào hai thứ quan trọng nhất: thực tế thị trường và giá cả. Ngoài ra tỷ lệ lãi suất hiện thời, khả năng kiếm lời của công ty, những diễn biến của tình hình chính trị có tác động thời thị trường và sự thay đổi của giá cả trước những thực tế đó cũng chính là những dữ liệu quan trọng cho sự đánh giá.

– Lòng nhiệt huyết sẽ giúp bạn gây ảnh hưởng lên những người khác, nhưng trên thị trường, đó không phải là diều bạn muốn làm (trừ khi bạn là một nhân vật lớn, có khả năng dẫn dắt cả xu hướng đi lên của thị trường).

– Hãy cảnh giác với câu nói “đây là yếu tố quan trọng nhất hiện nay”, trừ khi diễn biến của thị trường cho thấy mọi người cũng đang đồng ý với bạn.

Lời khuyên hữu dụng cho các nhà đầu tư cá nhân:

  1. Đừng hành động vội vã dựa trên những thông tin cảm tính bề ngoài, đừng mua hay bán với khối lượng quá lớn đến nỗi phải lo lắng vì nó và đừng để bị ảnh hưởng bởi trạng thái của chính mình trên thị trường.
  2. Khi còn nghi ngờ, hãy rời xa thị trường. Trì hoãn sẽ đỡ tốn kém hơn là thua lỗ.
  3. Hãy cố gắng nắm bắt xu hướng cảm xúc.
  4. Sai lầm lớn nhất của chín mươi chín trong số một trăm nhà kinh doanh đó là tin trường rằng thị trường sẽ còn đi lên khi nó đã ở đỉnh và còn đi xuống khi đã ở đáy.

>>> Kênh Youtube mình đang có

Sách rất hay, thể hiện sự tâm huyết của người viết và ban biên tập – Dịch sách. Mọi người hãy mua sách bản quyền để trả công xứng đáng cho những cống hiến này.

Các phần tóm tắt chỉ là để nắm bắt nhanh và gọn. Chứ không phải nội dung đầy đủ nhất.

Sở hữu quyển sách bản quyền sẽ giúp bạn có thể có đủ nội dung và hiểu toàn vẹn nhất.

Cảm ơn các bạn!

One thought on “Tóm tắt sách Tâm lý thị trường chứng khoán”

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *