10 Sai lầm trong Quản lý Chi tiêu Gia đình hay bị bỏ qua

10 Sai lầm trong Quản lý Chi tiêu Gia đình hay bị bỏ qua. Thường gặp ở hầu hết các gia đình nhưng lại ít người nhận ra.

Những sai lầm nhỏ trong chi tiêu gia đình đôi khi rất dễ được bỏ qua; tuy nhiên, nếu quản lý tài chính không tốt về lâu dài sẽ ảnh hưởng đến hạnh phúc gia đình. Dưới đây là những sai lầm về quản lý tài chính bạn cần tránh.

sai lầm trong quản lý chi tiêu gia đình

1.Không có kế hoạch chi tiêu

Chi tiêu vô tội vạ và không theo một kế hoạch nào, thường là sai lầm thường gặp nhất của cá nhân và gia đình. Điều này bắt nguồn từ việc, ngay từ nhỏ chúng ta đã mang tâm lý: tiền tiêu rồi lại có. Không có lại đi xin, đi vay. Nên gần như không có khái niệm về kế hoạch chi tiêu của mình.

Chỉ cần vạch ra kế hoạch chi tiêu, làm được đúng như vậy thì đã là một thành công. Mà thành công thì thường đem đến sự giàu có.

 

Lập kế hoạch tài chính gia đình:LINK DOWNLOAD

 

2.Không cập nhật lại chi tiêu trong tháng

Hầu hết mọi người cho rằng việc ghi lại các khoản thu chi trong tháng là chi li, là phiền phức.

Tiêu bao nhiêu đều biết, và tiêu gì thì tiêu nhưng đều là các khoản chính đáng.

Như hồi chồng mình cầm tiền, anh đều bảo: Anh toàn tiêu các khoản chính đáng, anh có tiêu hoang đâu. Mà thật, anh xã nhà mình không bia, rượu, tụ tập gì cả, chỉ tiêu gia đình, nhưng hồi mới cưới lương 2 vợ chồng đều hết sạch. Không hiểu vì sao.

Đó chính là lý do quan trọng để thực hiện việc ghi chép chi tiêu. Chỉ có ghi lại bạn mới biết, thời điểm hiện tại bạn đã tiêu bao nhiêu, cho những khoản gì. Còn những khoản gì phải tiêu.

Quan trọng nhất là, bạn đã tiết kiệm được bao nhiêu rồi.

Phần mềm quản lý chi tiêu gia đìnhBài viết

 

3.Quá trông chờ vào tiền trên thẻ tín dụng, các khoản vay tiêu dùng

Chúng ta thường bị bẫy tiêu dùng, hàng ngày rao rả các quảng cáo ấy là vay 0%, trả góp lãi suất 0 đồng.

Nhưng thực tế, các bạn tiêu dùng trước khi thu nhập bạn có, bạn đang rước nợ vào người.

Bạn vừa phải chịu nợ, vừa phải lo áp lực trả nợ.

Hay tiếp cận các khoản này, khi lãi của chúng chỉ bằng phần nghìn, phần triệu thu nhập bạn kiếm về. Thì sự tiện dụng của nó mới được phát huy đầy đủ

4. Mua các vật dụng có giá trị cao theo sở thích

Sai lầm trong quản lý chi tiêu gia đình nằm ở chỗ chi tiêu theo sở thích. Bạn đến các siêu thị, bạn cứ thích lên là mua thôi. Đây không khác gì chi tiêu vô tội vạ, nhưng còn nguy hiểm hơn ở chỗ, bạn không cần biết chúng có thực sự cần thiết không.

Bạn mua đồ, vác về nhà, không dùng đến lại chật nhà, tệ hơn là phải vứt bỏ nếu hàng hỏng như hoa quả, đồ ăn. Rất lãng phí tiền!

5. Ham mua hàng theo khuyến mãi, giảm giá

Đây có lẽ là việc rất thành công của các nhà bán hàng. Khi họ đánh được vào hành vi thói quen của người tiêu dùng.

Việc của bạn chỉ là chiến thắng được ham muốn bản thân, chiến thắng thói quen tiêu dùng hàng ngày.

Đi lướt qua hàng khuyến mãi, giảm giá, tự thấy rằng nhà mình chưa cần dùng đến loại này.

6. Mua hàng không quan tâm giá bán, chỉ quan tâm sở thích

Đây là hành vi của mấy bạn tự thấy mình rất giàu, ra tay mua hàng rất hào phóng.

Hành vi này sẽ làm thủng ví của bạn cực kỳ nhanh. Dù bạn lương cao, bạn có nhiều tiền, shop bạn đang bán chạy, nhưng nếu cứ giữ nguyên thói quen tiêu dùng này, thì có núi bạc, núi vàng cũng hết nhanh thôi.

7. Không có kế hoạch tiết kiệm dự phòng

Đây là việc bắt buộc trong quản lý chi tiêu thông minh cần phải có. Nhà càng không có điều kiện càng phải dự phòng. Tương đương với một khoản giống như tham gia bảo hiểm nhân thọ ấy.

Chúng ta tự giữ để đề phòng các rủi ro bất chợt, chủ động với tài chính và tương lai của mình.

Bảo hiểm nhân thọ chỉ tích lũy, chi trả cho rủi ro tử vong và thương tật toàn phần hoặc 1 phần vĩnh viễn.

Thế nên bạn sẽ phải mua thêm các gói bổ sung, các gói này đã nộp là mất, không tích lũy, chỉ như bảo hiểm. Nhưng bảo hiểm cũng chỉ bảo vệ cho gói nào bạn mua, và có giới hạn.

Khi bạn chưa có đủ tiền để thuê người khác bảo vệ, bạn hãy tự bảo vệ mình trước tiên.

8. Không mua một trong các gói bảo hiểm

Mình xin khẳng định, bảo hiểm không xấu, đó là một phát kiến văn minh của nhân loại. Có xấu ấy là do:

  • Người bán bảo hiểm không có tâm
  • Cơ chế bảo hiểm không có lợi
  • Bạn chưa tìm hiểu kỹ về sản phẩm

Bạn nên phòng hờ cho mình một vài gói bảo hiểm: Sức khỏe, tai nạn. Trong trường hợp bất trắc xảy ra, những gói bảo hiểm này là phao cứu cánh cho bạn

Mua bảo hiểm nhân thọ – Nên hay không nên? :Click xem

 

9. Luôn cho rằng mình còn quá trẻ

Có rất nhiều cặp vợ chồng trẻ cho rằng chưa có con cái, hai vợ chồng son rỗi, tiền cũng chỉ để đó. Nên làm ra bao nhiêu, tiêu hết bấy nhiêu.

Đến lúc con cái đi học, con ốm đi viện, cha mẹ già yếu phải chăm sóc…. Trăm thứ tiền đổ lên, đột nhiên lại hối hận vì không tích lũy từ trước.

Đây là một sai lầm trong quản lý chi tiêu gia đình ở hầu hết các gia đình trẻ.

Chỉ hi vọng mọi người sớm nhận ra, sớm có kế hoạch cho tương lai của mình.

10. Phụ thuộc vào cha mẹ là sai lầm trong quản lý chi tiêu gia đình thường thấy 

 Không biết các bạn thế nào, chứ mình gặp nhiều trường hợp này rồi. Gia đình bố mẹ có điều kiện, đây là bố mẹ cố gắng cả đời. Không cho con cháu thì cho ai.

Nhưng các vị phụ huynh bô lão hay các vị phụ huynh lưu ý: Cho cần câu cơm, chứ đừng cho cá.

Cho cá là sẽ muôn đời không lớn được.

Còn các bạn, những người vẫn đang nhận tiền trợ giúp của bố mẹ, hãy nhớ rằng bố mẹ bạn đã già rồi. Bố mẹ không có nghĩa vụ phải nuôi các bạn cả đời.

Nhớ join group để cập nhật các thông tin mới nhất bạn nhé:

 

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *