Mua bảo hiểm nhân thọ: Nên mua hay không? – Nhóm tài chính đảm bảo

co nen mua bao hiem nhan tho hay khong

H.Anh có nhận được rất nhiều câu hỏi liên quan đến: Có nên Mua bảo hiểm nhân thọ Bảo Việt, Manulife, AIA, Prudential, Dai-ichi… hay không?

co nen mua bao hiem nhan tho hay khong Mua bảo hiểm nhân thọ: Nên mua hay không? - Nhóm tài chính đảm bảoThay vì trả lời nhiều đề tài như vậy thì H.Anh xin phép được viết một bài chung nhất về bảo hiểm nhân thọ.

Thiết nghĩ theo mình, bảo hiểm của AIA hay Manulife hay Bảo Việt hay ba chấm cơ số những thằng khác. Như Prudential, Daichi, Hanwa…. thì

Tính chất bảo hiểm của nó là giống nhau

Nội dung chính

1. Bảo hiểm nhân thọ là gì

2. Tính chất BHNT

3. Có nên mua bảo hiểm nhân thọ không

4. Các loại bảo hiểm đi kèm – có nên mua cùng không

5. Lưu ý khi muốn mua BHNT

1. Bảo hiểm nhân thọ là gì?

Theo khoản 12 điều 3 Luật kinh doanh bảo hiểm số (Anh trích dẫn Luật cho chính thống đối với phần này :))

Bảo hiểm nhân thọ là loại nghiệp vụ bảo hiểm cho trường hợp người được bảo hiểm sống hoặc chết.

Hiểu một cách dân dã thì Bảo hiểm nhân thọ là một loại bảo hiểm rủi ro trong thời gian dài cho người mua bảo hiểm.

Người mua bảo hiểm có thể còn sống hoặc đã chết trước khi đến thời hạn đáo hạn hợp đồng bảo hiểm

Khi đến thời hạn kết thúc của hợp đồng bảo hiểm, đơn vị kinh doanh bảo hiểm sẽ chi trả số tiền được ghi nhận trong hợp đồng bảo hiểm + số lãi phát sinh – phí bảo hiểm rủi ro

Khi người mua bảo hiểm chết trước khi đến thời hạn trên thì nghĩa vụ đóng phí kết thúc. Nhưng bên Kinh doanh bảo hiểm vẫn phải chi trả cho khoản phí đã cam kết khi rủi ro xảy ra.

Khoản chi trả này có thể thấp hơn hoặc bằng số tiền ghi trên hợp đồng

Xem thêm: Bảo hiểm nhân thọ là gì? Và một số câu hỏi liên quan

2. Tính chất bảo hiểm nhân thọ

– Thống kê, phản ánh rủi ro của xã hội

– Bảo hiểm rủi ro cho bên mua bảo hiểm nhằm:

+ Cân bằng tình hình tài chính, tâm lý, cuộc sống khi có rủi ro

+ Tích lũy hưu trí về già

– Đòn bẩy cho sự ổn định kinh tế

+ Kênh huy động vốn thông các trung gian tài chính (công ty bảo hiểm) từ nguồn vốn nhàn rỗi => tập trung vốn phát triển cho các tập đoàn, doanh nghiệp cần vốn

– Ổn định an sinh xã hội

+ Bảo hiểm rủi ro sẽ làm giảm sự mất mát cho người mua bảo hiểm -> ổn định an sinh xã hội

+ Quỹ hưu trí cá nhân giúp đỡ một phần cho an sinh xã hội

+ Khi phát triển kinh tế thì giảm tỷ lệ thất nghiệp, đời sống nhân dân cải thiện

 3. Có nên mua bảo hiểm nhân thọ không

Bất cứ sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ nào ra đời đều do nhu cầu của con người tạo ra.

Nhu cầu về ước muốn bảo toàn hoặc ít nhất có sự an toàn về tài chính khi có rủi ro bất chợt như:

– Ốm đau, bệnh tật

– Tai nạn

– Chết chóc….

Một số đặc điểm của bảo hiểm hiện tại

– Thông tin không minh bạch, rõ ràng

– Tư vấn viên có ý hoặc không trong việc dẫn dắt người mua hiểu sai hoặc hiểu chưa đúng, chưa hết về các điều khoản hợp đồng

– Chính sách đền bù, trợ cấp, chi trả khi có rủi ro xảy ra chưa thỏa đáng

– Điều khoản hợp đồng lắt léo, móc nối để khi có các sự việc xảy ra sẽ phủ định các điều khoản chi trả còn lại

Một số bất cập đến từ người mua bảo hiểm

– Trình độ dân trí thấp

– Không hiểu hoặc cố tình để bị dẫn dắt theo các thông tin sai lệch

– À uôm, không đọc kỹ các điều khoản hợp đồng khi có 21 ngày thời gian để nghiên cứu hoàn trả hợp đồng

– Tin tưởng vô cớ đối với các mối quan hệ, tiền bạc từ người quen, người giới thiệu

Vậy mua hay không mua đây?

Việc có nên mua bảo hiểm nhân thọ hay không là quyết định của bạn dựa trên căn cứ:

  • Cuộc sống hiện tại
  • Nỗi lo về tài chính hưu trí
  • Dự đoán về cơ hội việc làm/ thất nghiệp trong tương lai

Trước khi có bất cứ quyết định nào, bạn hãy đọc kỹ hợp đồng, có lăn tăn, thắc mắc ở đâu?

Hãy gọi tư vấn viên của bạn. Trao đổi qua email, máy ghi âm để ghi lại các bằng chứng trao đổi

Các thống nhất thay đổi hãy đề nghị được ghi trong phụ lục hợp đồng….

Hãy tin rằng “Tất cả chỉ là tương đối”.

Rủi ro là tương đối.

Mà bảo hiểm cũng chỉ là tương đối, dù bạn mua bảo hiểm hay không thì hãy chuẩn bị kỹ cho việc có rủi ro bất cứ lúc nào

Kể cả việc không được chi trả hợp đồng bảo hiểm.

4. Các loại bảo hiểm đi kèm – có nên mua cùng không

Đi kèm theo bảo hiểm nhân thọ sẽ có các gói ví dụ như:

– Bảo hiểm bệnh hiểm nghèo

– Gói bệnh tật

– Sức khỏe y tế

– Đầu tư

Tùy theo tình trạng sức khỏe, tài chính của bạn mà hãy cân nhắc có mua hay không

Kế cả bạn không đủ tiền mua gói bảo hiểm nhân thọ dài hạn. Thì hãy cân nhắc mua các gói về sức khỏe y tế cho cả gia đình.

Khi bạn còn trẻ, bạn có thể không ốm nhưng đàn ông sang tuổi 30 sẽ có những dấu hiệu thường thấy

Phụ nữ khi có thể thức thâu đêm cày phim, đọc truyện nhưng sau khi sinh con xong, mọi chuyện sẽ khác

5. Lưu ý khi muốn mua bảo hiểm nhân thọ

– Đọc kỹ các điều khoản hợp đồng, đặc biệt là các điều khoản loại trừ

Theo mình được biết, các hợp đồng bảo hiểm thường có khá nhiều từ ngữ chuyên ngành mà dù vô tình hay cố ý thì người làm hợp đồng cũng đã để nó ở đó. Làm khó bạn, làm bạn mất kiên nhẫn, không cần đọc. Chỉ cần ký thôi.

Dù mất nhiều thời gian, hay khó hiểu nhưng HÃY ĐỌC KỸ

Đây là nghĩa vụ của bạn nếu không muốn quyền lợi bị tước đi

Lúc đấy đừng có gào lên: Bảo hiểm nhân thọ lừa đảo

– Giá trị hoàn lại của hợp đồng bảo hiểm

Điều 35 luật kinh doanh bảo hiểm quy định: Hai năm đầu đóng bảo hiểm, bạn không có quyền đòi lại giá trị đã đóng.  Bên kinh doanh bảo hiểm sẽ trừ đi các chi phí phát sinh cho hợp đồng của bạn.

Chi phí được liệt kê ở đây là:

+ Chi phí in ấn hợp đồng

+ Tư vấn viên

+ Phí khám sức khỏe

+ Chi phí hoạt động

+ Chi phí khác

Do đó sau khi đóng 2 năm, nếu bạn bỏ ngang hợp đồng bạn sẽ nhận được một vài triệu thôi.

– Đóng bảo hiểm nhân thọ là tiết kiệm – Không có lời

Việc đóng bảo hiểm chỉ là việc tích lũy trong dài hạn. Ngay cả so với gửi tiết kiệm thì cũng không bằng

Tuy nhiên nên nhớ, bảo hiểm cả rủi ro, nên trong số bạn nhận lại sẽ phải trừ đi phí bảo hiểm

Kể cả khi bạn đăng ký gói bảo hiểm – có đầu tư linh hoạt

Nhưng lãi suất bạn nhận được sẽ thấp hơn lãi suất gửi tiết kiệm và thấp hơn nhiều so với lãi suất giả định

Do đó nếu nhân viên tư vấn bảo với bạn đóng trong 15 năm, tiền bạn nhận được gấp đôi giá trị hợp đồng với lãi suất giả định 8%

Thì hãy cẩn thận. Đừng có mù quáng mà nghe, bảo hiểm chưa bao giờ là có lời.

Vận dụng quy luật lãi suất kép, giả định bạn gửi tiền gửi ngân hàng, lãi suất 5% mỗi năm

Sau 15 năm số tiền bạn nhận được gấp hơn 2 lần số bạn bỏ ra. Vậy bạn thử tính xem bạn đang được tiền hay mất tiền

Hãy tham gia bảo hiểm khi bạn thấy cần thiết.

7 thoughts on “Mua bảo hiểm nhân thọ: Nên mua hay không? – Nhóm tài chính đảm bảo”

  1. Cám ơn về những chia sẻ rất hữu ích của anh, ở bài viết trên em chưa hiểu rõ lắm ý cuối cùng
    ”Vận dụng quy luật lãi suất kép, giả định bạn gửi tiền gửi ngân hàng, lãi suất 5% mỗi năm
    Sau 15 năm số tiền bạn nhận được gấp hơn 3 lần số bạn bỏ ra.”
    em có đọc quy tắc 72 về lãi suất kép, tức là với lãi suất 5% thì phải sau 72/5 sấp xỉ 12 năm mới nhận dc gấp 2 lần vốn ban đầu. Như vậy có điều gì nhầm lẫn ko anh?

    1. Hi Bạn, cảm ơn bạn đã phản hồi. Do lỗi đánh máy của các bạn nhân viên. Bên ad đã chỉnh sửa lại. Chính xác là 2.08 lần số tiền đầu tư ban đầu nếu lãi suất được giữ nguyên 5% trong suốt 15 năm. Hãy lưu ý rằng đây chỉ là giả định, trên thực tế lãi suất sẽ thay đổi do đó bạn nên tải bảng tính lãi và phân tích đầu tư tài chính để nhập giả định cho các năm nhé bạn.

  2. Chào anh Trường,
    Cám ơn anh đã có bài phân tích về bảo hiểm.
    Cá nhân tôi mua bảo hiểm là để phòng hờ trường hợp tử vong hoặc tai nạn dẫn đến thu nhập gia đình bị cắt ngang.
    Với tình trạng tai nạn giao thông hỗn loạn như bây giờ, nếu điều kiện kinh tế cho phép chúng ta nên sẵn sàng cho mọi tình huống có thể xảy ra.
    Tôi xem bảo hiểm như phần tích lũy bảo toàn vốn, thậm chí lỗ trong dài hạn nếu như các chuyên gia tài chính đưa vào dòng tiền, chưa muốn nói đến chi phí cơ hội kinh doanh.
    Tôi đã tải file quản lý chi tiêu và kiểm soát chi tiêu gia đình của anh, bắt đầu trải nghiệm và ghi chép các chi phí hàng ngày.
    Cám ơn anh đã chia sẻ những kiến thức hữu ích giúp mọi người kiểm soát tiền tốt hơn.
    Trân trọng cám ơn anh!

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *